Tin tức - Sự kiện

Những Vấn Đề Cần Biết Về Stress Oxy Hóa

16:54:2317/08/2020

TỔNG QUAN

Stress oxy hóa là sự mất cân bằng giữa những gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể của bạn. Gốc tự do là những phân tử oxy với số lượng eclectron không đồng đều. Sự không đồng đều này cho phép chúng dễ dàng phản ứng với những phân tử khác. Gốc tự do có thể là nguyên nhân lớn của chuỗi phản ứng hóa học trong cơ thể bởi vì chúng phản ứng với các phân tử khác rất dễ dàng. Những phản ứng này được gọi là quá trình oxy hóa. Chúng có thể có lợi hoặc có hại.

Các chất chống oxy hóa là những phân tử có thể cho một electron cho gốc tự do mà không làm cho chính chúng mất ổn định. Điều này làm trung hòa điện tích của gốc tự do và khiến nó ổn định hơn.

Vậy hãy cùng tìm hiểu làm thể nào Stress oxy hóa ảnh hưởng lên cơ thể, và làm thế nào để quản lý và ngăn chặn chúng.

Những vấn đề về Stress oxy hóa (Ảnh minh họa)

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS OXY HÓA LÊN CƠ THỂ

Oxy hóa là một quá trình  bình thường và cần thiết diễn ra trong cơ thể. Mặt khác, Stress oxy hóa xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hoạt động của các gốc tự do và chất chống oxy hóa. Khi hoạt động đúng cách, những gốc tự do có thể giúp chống lại mầm bệnh. Những mầm bệnh dẫn đến sự truyền nhiễm.

Khi có nhiều gốc tự do không được giữ trong trạng thái cân bằng bởi các chất chống oxy hóa, thì những gốc tự do bắt đầu tấn công những mô mỡ, DNA (axit nucleic), và protein trong cơ thể. Protein, chất béo, và AND chiếm một phần lớn trong cơ thể, vì vậy sự tấn công có thể dẫn đến nhiều bệnh theo thời gian, bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng mạch máu
  • Các trạng thái viêm nhiễm
  • Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp.
  • Bệnh tim
  • Ung thư
  • Góp phần gây Lão hóa
  • Các bệnh thoái hóa hệ thần kinh như Parkinson hay Alzheimer.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ?

Cơ thể mỗi người tạo ra các gốc tự do một cách tự nhiên thông qua các quá trình như tập thể dục hoặc viêm. Điều này là bình thường và là một phần của hệ thống phức tạp giữ cho cơ thể được khỏe mạnh.

Bạn cũng có thể tiếp xúc với những gốc tự do trong môi trường.

Một vài nguồn bao gồm:

  • Bầu khí quyển
  • Một số loại thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa.
  • Khói thuốc lá
  • Bức xạ
  • Ô nhiễm
  • Chế độ ăn nhiều đường, chất béo và rượu cũng góp phần vào việc sản xuất gốc tự do.

QUẢN LÝ VÀ NGĂN NGỪA STRESS OXY HÓA

Việc tránh tiếp xúc hoàn toàn với gốc tự do và stress oxy hóa là điều không thể. Tuy nhiên, có nhưng việc có thể làm để hạn chế sự ảnh hưởng của stress oxy hóa trên cơ thể. Điều chính bạn có thể làm là tăng nồng độ các chất chống oxy hóa và giảm sự hình thành các gốc tự do.

Một phương pháp ngăn chặn stress oxy hóa là bổ sung đầy đủ chất chống oxy hóa trong bữa ăn của bạn. Bạn nên ăn trái cây và rau củ 5 phần mỗi ngày là cách tốt nhất để cung cấp cho cơ thể những gì cần thiết để sản xuất chất chống oxy hóa.

Một vài loại trái cây và rau củ gợi ý:

  • Các loại quả mọng (Việt quất, Dâu tây, mâm xôi,…)
  • Cherry
  • Trái cây họ cam chanh (Cam, quýt, bưởi,…)
  • Mận
  • Các loại rau xanh đậm.
  • Bông cải xanh
  • Cà rốt
  • Cà chua
  • Quả ô liu.

Hoặc các ví dụ khác về các chất chống oxy hóa trong bữa ăn bao gồm:

  • Cá và các loại hạt.
  • Vitamin E
  • Vitamin C
  • Nghệ
  • Trà xanh
  • Melatonin
  • Hành
  • Tỏi
  • Quế

Lựa chọn lối sống lành mạnh cũng có thể ngăn chặn hoặc hạn chế stress oxy hóa. Dưới đây là một số lối sống như vậy:

Thói quen tập thể dục đều đặn và vừa phải: điều này có liên quan đến mức độ chống oxy hóa cao hơn và giảm mức độ ảnh hưởng bởi stress oxy hóa. Tập thể dục thường xuyên sẽ có tuổi thọ cao hơn, hạn chế lão hóa và giảm nguy cơ ung thư, bệnh tật.

Không hút thuốc: cũng như tránh tiếp xúc với khói thuốc từ người bên cạnh

Thận trọng khi sử dụng hóa chất: bao gồm hóa chất tẩy rửa, tránh tiếp xúc với bức xạ không cần thiết, và nhận thức được các nguồn tiếp xúc hóa học khác, như thuốc trừ sâu sử dụng trên thực phẩm hoặc làm vườn.

Có ý thức về môi trường: các sáng kiến thân thiện với môi trường như đi chung xe giúp giảm sản sinh các gốc tự do cho bạn và cộng đồng.

Dùng kem chống nắng: kem chống nắng ngăn ngừa tổn thương tia cực tím lên da bạn.

Hạn chế bia, rượu

Ngủ nhiều: ngủ đủ giấc là rất quan trọng để duy trì sự cân bằng trong tất cả các hệ thống cơ thể bạn. Chức năng não, sản xuất hormone, chống oxy hóa và cân bằng gốc tự do, và một loạt những thứ khác bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ.

Tránh ăn quá nhiều: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều và ăn liên tục giữ cho cơ thể bạn trong trạng thái căng thẳng oxy hóa thường xuyên hơn so với việc bạn ăn ở những khoảng cách thích hợp, và ăn những phần nhỏ hoặc vừa phải.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: bổ sung liều thấp như các Vitamin tổng hợp, các khoáng chất và các thảo dược chống oxy hóa như Ginkgo biloba, Việt quất, Nhân sâm,…có thể có lợi nếu như bạn bị thiếu một số chất dinh dưỡng hoặc không thể tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.

THÔNG ĐIỆP

Trong khi các gốc tự do và chất chống oxy hóa là một phần của cơ thể bạn hoạt động tự nhiên và khỏe mạnh, thì stress oxy hóa xảy ra khi các gốc tự do và chất chống oxy hóa mất cân bằng. Stress oxy hóa có thể gây ra thiệt hại cho nhiều tế bào của bạn, điều này có thể dẫn đến một số bệnh theo thời gian.

Dù bạn không thể hoàn toàn tránh tiếp xúc với các gốc tự do, nhưng bạn có thể lựa chọn lối sống lành mạnh về chế độ ăn uống, tập thể dục và môi trường sống để giúp cơ thể cân bằng, và ngăn ngừa bệnh tật.

Nguồn: Healthline

https://www.healthline.com/health/oxidative-stress#takeaway

https://www.healthline.com/nutrition/antioxidants-explained#supplements

Tài liệu tham khảo

Betteridge DJ. (2000). What is oxidative dtress? ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10693912

Maritim AC, et al. (2003). Diabetes, oxidative stress, and antioxidants: A review. DOI:10.1002/jbt.10058

Osawa T, et al. (2005). Protective role of antioxidative food factors in oxidative stress caused by hyperglycemia. DOI: 10.1196/annals.1333.050

Physical activity and health. (2015). cdc.gov/physicalactivity/basics/pa-health/index.htm

Poljsak B. (2011). Strategies for reducing or preventing the generation of oxidative stress.DOI: 10.1155/2011/194586

Sies H. (2015) Oxidative Stress: a concept in redox biology and medicine. DOI: 10.1016/j.redox.2015.01.002

Yoshikawa T, et al. (2002). What is oxidative stress? med.or.jp/english/pdf/2002_07/271_276.pdf