Tin tức - Sự kiện

SILICA CÓ LỢI ÍCH SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO

14:59:4715/12/2020

 

Trước đây, chỉ được xem là một loại khoáng chất mà chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, với các nghiên cứu chuyên sâu thì hiện được xem là một trong 12 nguyên tố hàng đầu cần thiết cho sự sống.

Tầm quan trọng trong việc tối ưu sức khỏe đã được công nhận từ khá lâu. Ngay từ những năm 1878, Louis Pasteur đã dự đoán rằng silica nên được xem là một chất điều trị quan trọng cho nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Silica đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe của xương, tóc, da và móng. Tóc của con người chứa tới 90mcg /gr. Trong đó, xương chứa nhiều khoáng chất này hơn, và đó chính là lý do tại sao chúng ta phải đảm bảo rằng cơ thể phải có đủ lượng cần thiết để có xương, tóc khỏe mạnh.

Theo một nghiên cứu đánh giá, “Orthosilicic acid là một dạng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ thể con người và được tìm thấy trong nhiều mô bao gồm xương, gân, động mạch chủ, gan và thận. Sự thiếu hụt gây ra dị tật ở xương sọ, xương ngoại vi, sự hình thành khớp kém, giảm hàm lượng sụn, collagen và phá vỡ sự cân bằng khoáng chất ở xương đùi và đốt sống… Tóm lại có nhiều dạng tồn tại trong tự nhiên và vô số tác dụng có lợi của silica đối với sức khỏe.

LỢI ÍCH CỦA SILICA

Sự Kết Hợp Giữa Silica & Collagen

Collagen là các sợi cứng giữ cho các mô liên kết lại với nhau. Nhiều vấn đề liên quan đến sự lão hóa là do cơ thể không thể duy trì sản xuất đầy đủ collagen. Suy thoái khớp, cellulite (da sần vỏ cam), da khô, xương giòn, răng và nướu yếu, sơ cứng động mạch, hoặc thậm chí khả năng tiêu hóa thức ăn không đúng cách có liên quan đến sự thiếu hụt collagen. Khi chúng ta còn trẻ, hàm lượng trong cơ thể đủ cao để duy trì làn da, xương khớp khỏe mạnh, và linh hoạt. Nhưng khi chúng ta già đi, mức silica trong cơ thể bị suy giảm và trong mô không có đủ lượng cần thiết, nên gây ra nhiều triệu chứng lão hóa bao gồm viêm xương khớp, tiêu hóa kém, cellulite (da sần vỏ cam), hoặc da nhăn nheo.

Tóc

Silica là thành phần chính khi nói đến sức khỏe của tóc và hiệu quả của được chứng minh rõ ràng, và được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu. Đối tượng, người đã sử dụng silica đã cho thấy sự cải thiện đáng kể. Silica giúp tóc chắc khỏe, tăng thể tích của tóc, cải thiện mật độ tóc, loại bỏ các tế bào da bị tổn thương trên da đầu và thúc đẩy sản sinh collagen.

Rụng tóc là do thiếu silica. Khoáng chất này kích thích tóc mọc dày và khỏe mạnh. Silica cũng giúp làm tăng độ sáng bóng của tóc.

Da

Silica kích thích sự phát triển nhanh chóng các mô da bị tổn thương. Silica rất quang trọng cho việc tối ưu hóa sự tổng hợp collagen và kích hoạt các phản ứng hydroxyl hóa enzyme, cải thiện sức mạnh và độ đàn hồi của da. Các phân tích nghiên cứu khoa học về silica dẫn đến kết luận rõ ràng thực sự cần thiết để tạo ra và duy trì collagen cho cơ thể.

Mụn

Silica có thể giúp chống lại mụn trứng cá bằng cách loại bỏ độc tố, tăng cường sản xuất collagen và xây dựng lại các mô liên kết.

Da Sần Vỏ Cam

Sự thiếu hụt collagen trong cơ thể là nguyên nhân gây ra làn da sần vỏ cam. Silica giúp tăng sản sinh collagen, giúp ngăn ngừa và điều trị làn da bị sần vỏ cam.

Lão Hóa

Khi lão hóa thì sự hấp thụ qua đường tiêu hóa cũng giảm dần.

Sức Khỏe Của Xương Và Chứng Loãng Xương

Không có nghi ngờ gì khi đóng vai trò quang trọng trong việc hình thành xương, sức khỏe của xương, và giống như vitamin K2 và Vitamin D, Silica dường như đóng vai trò quang trọng hơn canxi cho xương chắc khỏe.

Silica thúc đẩy sự cân bằng hợp lý giữa canxi và magiê trong cơ thể. Sự cân bằng này là một trong những cách giúp ngăn ngừa sự loãng xương.

Tăng cường và hỗ trợ xương thông qua việc tăng cường hấp thụ canxi của xương, silica là thành phần thiết yếu tạo nên ma trận collagen mà canxi được lắng giữ lại. Mối liên hệ này quá cơ bản đến mức cơ thể thực sự không thể hình thành xương nếu không có canxi và silica. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng bổ sung silica tốt hơn là canxi để duy trì xương chắc khỏe.

Sức Khỏe Của Khớp & Viêm Khớp

Bổ sung silica có thể giúp cho việc cải thiện tính linh hoạt của khớp vì chúng tăng cường các mô liên kết bằng cách xây dựng mạng lưới collagen.

Sức Khỏe Tim Mạch

Silica có thể giúp duy trì các động mạch và tĩnh mạch khỏe mạnh. Thực tế này đã được biết đến từ năm 1958 khi phát hiện ra các thành động mạch bị xơ cứng có hàm lượng canxi cao quá mức và trong khi đó lại thấp hơn mức bình thường.

Hệ Miễn Dịch

Silica có tác dụng kiềm hóa rất hiệu quả, điều đó rất quan trọng vì thói quen ăn uống nghèo nàn dẫn đến việc tạo ra môi trường axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và góp phần gây ra các bệnh khác nhau. Thêm vào đó, silica cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách giúp sản xuất kháng thể, là vũ khí đặc biệt mà hệ thống miễn dịch sử dụng để chống lại các tác nhân xâm nhập.

Alzheimer (Hội Chứng Suy Giảm Trí Nhớ)

Theo nghiên cứu, silica chiết xuất từ tre không chỉ có lợi cho DA, TÓC, MÓNG hoặc xương mà còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer bằng cách hỗ trợ loại bỏ nhôm khỏi cơ thể.

ỨNG DỤNG CỦA SILICA

Ứng dụng của Silica giúp cải thiện:

  • Tóc mỏng, yếu và rụng tóc.
  • Móng tay dễ gãy.
  • Da khô.
  • Viêm khớp.
  • Mô liên kết yếu (khớp, dây chằng, và cơ bắp).
  • Xương và răng yếu.
  • Cellulite (da sần vỏ cam).
  • Sức khỏe nướu kém.
  • Miễn dịch yếu.
  • Các mao mạch và mạch máu yếu.
  • Viêm trong tĩnh mạch (viêm tĩnh mạch, huyết khối).
  • Vết thương và vết bỏng.
  • Tích tụ nhôm trong cơ thể.
  • Hỗ trợ tim mạch.
  • Rối loạn dạ dày và tiêu hóa.

NGUỒN GỐC CỦA SILICA

Nguồn Gốc Từ Tự Nhiên

Chiết xuất từ tre là nguồn silica phong phú nhất được biết đến vì nó chứa tới 70% silica hữu cơ. Do đó, nó là nguồn silica cao hơn đáng kể so với silica từ cỏ đuôi ngựa, silica từ cỏ đuôi ngựa chỉ chứa khoảng 25% khoáng chất này.

Sau tre, cỏ đuôi ngựa được biết là một trong những nguồn silica dồi dào nhất trong vương quốc thực vật, cỏ đuôi ngựa đã từng được sử dụng để đánh bóng kim loại trong thời trung cổ với biệt danh là “cơn sốt cọ rửa”. Hàm lượng cao làm cho cỏ đuôi ngựa trở thành một thành phần phổ biến được sử dụng trong dầu gội, sản phẩm chăm sóc da, cũng như trong các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.

Trong y học cổ truyền, các loại thuốc thảo mộc cỏ đuôi ngựa và các chất chiết xuất khác đã được sử dụng để điều trị bệnh ứ nước (bao gồm phù), các dạng viêm, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó kiểm soát tiểu tiện và các vấn đề khác.

Nguồn Gốc Từ Thực Phẩm

Bên cạnh chiết xuất từ tre, cỏ đuôi ngựa, đất sét, hàm lượng silica nhỏ hơn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như cây kê, yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, táo, anh đào, hạnh nhân, các loại hạt, khoai tây (lớp vỏ ngoài), chuối, hoặc đậu xanh, cải bắp, cà rốt, hành tây, và dưa leo. Các loại thực phẩm tinh chế, chẳng hạn như các sản phẩm bột màu trắng thì bị thiếu hụt.

BỔ SUNG SILICA

Mặc dù silica là nguyên tố phổ biến thứ hai trên trái đất nhưng chúng ta cần phải bổ sung vì những lý do sau: Trước hết, khi chúng ta già đi, hàm lượng silica trong cơ thể giảm dần và gây nên nhiều vấn đề đối với cơ thể, đặc biệt đối với làn da.

Thứ hai, dường như trong thực phẩm tiêu thụ hàng ngày không có đủ lượng cần thiết, do sử dụng hầu hết các sản phẩm tinh chế và hạn chế các thực phẩm như yến mạch, kê hoặc lúa mạch. Các sản phẩm tinh chế và chế biến có rất ít hoặc không có silica. Do đó, bổ sung silica hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe và là một giải pháp hợp lý.

Hiện nay, Silica chiết xuất từ tre là nguồn phong phú nhất được biết đến vì nó chứa 70% silica hữu cơ và đó là nguồn tốt hơn so với từ cỏ đuôi ngựa, và được coi là một trong những nguồn tự nhiên cao nhất của khoáng chất này.

Bài viết được viết bởi Slawomir Gromadzki, MPH: https://www.healthaid.co.uk/healthaid-blog/health-benefits-silica

Nguồn tham khảo:

J Nutr Health Aging. 2007 Mar-Apr;11(2):94-7. The chemistry of silica and its potential health benefits. Martin KR1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17435951

Chen F, Cole P, Wen L, et al. Estimates of trace element intakes in Chinese farmers. Community and International Nutrition. 1994;124:196–201.

Anasuya A, Bapurao S, Paranjape PK. Fluoride and silicon intake in normal and endemic fluorotic areas. Journal of Trace Elements in Medicine and Biology. 1996;10:149–155.

Sophie Gillette-Guyonnet, Sandrine Andrieu, Fatemeh Nourhashemi, Viviane de La Guéronnière, Hélène Grandjean and Bruno Vellas; Cognitive impairment and composition of drinking water in women: findings of the EPIDOS Study; American Journal of Clinical Nutrition, Vol. 81, No. 4, 897-902, April 2005.

Lemmo, E.Q. 1998 Silica. Keats Publishing

Bergna, H.E. 1994. The Colloidal Chemistry of Silica. American Chemical Society

Kaufmann, I 1992 Silica: The Amazing Gel. Canada: Alive

Carlisle, E.M. 1986. Silicon as an essential element in Animal Nutrition. John Wiley and Sons, Inc.

The Chemistry of Silica. by Ralph K. Iler. John Wiley and Sons, Inc., June 1979

http://www.eidon.com/silica_article/