Tin tức - Sự kiện

Sử dụng Fexofenadine liều cao trong điều trị mề đay mạn tính vô căn.

15:49:0309/04/2018

Kiran V. Godse, Nitin J. Nadkarni, Gaurang Jani, and Sunil Ghate

Author information ► Copyright and License information ► Disclaimer

Những loại thuốc kháng Histamin thế hệ mới (không gây buồn ngủ) được khuyến cáo như là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân nổi mề đay. Đối với bệnh nổi mề đay mạn tính vô căn, là những mẩn đỏ dị ứng nổi lên một cách tự phát trong hơn 6 tuần mà không có bất cứ một tác động vật lý từ bên ngoài. Hiện tại, Viện Chống Dị Ứng và Miễn Dịch Lâm Sàng Châu Âu/ Mạng lưới Dị Ứng Toàn Cầu và Hen Suyễn Châu Âu/ Diễn đàn Da liễu Châu Âu (EAACI/GA2 LEN/EDF) đã yêu cầu phải cập nhật hướng dẫn việc tăng liều lượng cho các thuốc kháng Histamin thế hệ mới (tăng gấp 4 lần liều tiêu chuẩn) ở những bệnh nhân nổi mề đay không đáp ứng điều trị ở liều tiêu chuẩn.[1] Có một số nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của những khuyến cáo trên.

Fexofenadine là một trong số các loại thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 được cấp phép để điều trị các rối loạn dị ứng; Tuy nhiên, nó cũng cho thấy nhiều tính chất độc đáo để có thể trở nên một lựa chọn tối ưu cho nhiều bệnh nhân. Fexofenadine không có tác dụng an thần và ức chế xung động giao cảm (anticholinergic) và có hiệu quả điều trị tương đương hoặc hơn trong điều trị dị ứng so với các loại thuốc kháng Histamin H1 thế hệ hai hiện có.

Chúng tôi đã thử nghiệm Fexofenadine với bệnh nổi mề đay mạn tính vô căn với liều cao. Có 37 bệnh nhân (17 nữ và 20 nam; trong nhóm tuổi từ 18 – 60 tuổi; độ tuổi trung bình: 35,13 tuổi) với bệnh nổi mề đay mạn tính vô căn  trong ít nhất 6 tuần; bị ngứa, số mẩn đỏ được ghi lại hơn 2 lần khi thông báo và có sự đồng ý bằng văn bản. Những tiêu chí loại trừ bao gồm nổi mề đay bị tác động vật lý, nổi mề đay do viêm mạch, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, viêm dạ dày, có tiền sử mẫn cảm với Aspirin hoặc những thuốc giảm đau kháng viêm Non Steroid khác (NSAIDS), cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận và có tiền sử gia tăng các triệu chứng do áp lực. Các điều tra định kỳ như tổng phân tích tế bào máu, đường huyết, hormon tuyến giáp (TSH) và xét nghiệm nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng trước khi bắt đầu điều trị. Tất cả 37 bệnh nhân đã có nổi mề đay mạn tính vô căn từ 3 tháng đến 2 năm (thời gian trung bình, 7,84 tháng).

Sau một ngày vệ sinh sạch sẽ, chưa điều trị, chúng tôi đã phân loại triệu chứng bằng cách sử dụng phương pháp đếm số lượng mề đay hoạt động (UAS). Chỉ số UAS đo lường 2 triệu chứng – số lượng mẩn mề đay và cường độ ngứa – với tỷ lệ 0-3 lần mỗi ngày. Chỉ số UAS được ghi nhận lại hàng ngày và thu thập dữ liệu hàng tuần với mỗi bệnh nhân. Số lượng mẩn đỏ được phân loại từ 0 đến 3: 0 – không có mẩn đỏ; 1 – ít hơn 20 mẩn đỏ; 2 – Từ 20 đến 50 mẩn đỏ; 3 – Trên 50 mẩn đỏ bao trùm hầu hết một khu vực lớn. Cường độ ngứa được phân loại như: 0 – không ngứa; 1 – Ngứa nhẹ; 2 – Ngứa vừa phải; 3 – Ngứa nhiều. Người ta phải có cả hai chỉ số này, tức là số lượng mẩn đỏ và cường độ ngứa trong mỗi ngày để có được dữ liệu UAS hàng tuần [Bảng 1]. Số liệu UAS tổng hợp hàng tuần có thể dao động từ 0 – 42. [3] Mức độ an thần được phân loại từ 0 đến 3 (0 – không an thần, 1 - Có tác dụng an thần nhẹ, 2 – Có tác dụng an thần trung bình, 3 – Có tác dụng an thần mạnh). Để theo dõi nổi mề đay, chúng tôi ghi nhận chỉ số UAS vào đầu và cuối tuần điều trị 1, 2 và 4.

Tất cả các bệnh nhân đều được bắt đầu với viên nén Fexofenadine 180mg vào buổi sáng sau khi dùng điểm tâm. Các bệnh nhân được kiểm tra hàng tuần trong vòng 4 tuần. Đối với bệnh nhân có triệu chứng, liều Fexofenadine được tăng lên gấp đôi là 360mg (2 viên) chia làm 2 lần vào cuối tuần thứ nhất, và và 3 viên fexofenadine (540mg) chia làm 3 lần vào cuối tuần thứ 2. Các cuộc điều tra cho thấy có hiện tượng thiếu máu cục bộ ở 5 bệnh nhân và tăng hormon tuyến Giáp (TSH) ở 3 bệnh nhân. Chỉ số UAS trung bình là 3,6 khi mới bắt đầu, giảm xuống còn 2,27 khi kết thúc tuần 1. Tại thời điểm kết thúc tuần 1, có 26 trong số 37 bệnh nhân vẫn còn triệu chứng. Chúng tôi đã cho gấp đôi liều lên 360g fexofenadine chia ngày 2 lần. Ở tuần thứ 2, chỉ số UAS còn 1,2 tại thời điểm cuối tuần. 14 trong số 26 bệnh nhân vẫn còn triệu chứng, liều được tăng lên gấp 3 với 540mg Fexofenadine chia ngày 3 lần. Tại thời điểm kết thúc tuần 4, chỉ số UAS giảm còn 0,19. Sự khác biệt giữa khi mới bắt đầu và tuần thứ 4 có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ở liều 540mg Fexofenadine, 13 trong số 14 bệnh nhân đã không còn triệu chứng. Nghiên cứu điện tâm đồ trên 5 bệnh nhân sử dụng liều 540mg Feexofenadine và nằm trong giới hạn bình thường. Một bệnh nhân cần điều trị tới vòng thứ hai là dùng thuốc Methotrexate.

Mức độ an thần được ghi nhận lại là không có, nhẹ, trung bình và nặng. Một bệnh nhân với liều 540mg Fexofenadie đã có phản hồi về vấn đề an thần ở mức độ nhẹ. Đau đầu được ghi nhận ở hai bệnh nhân với liều cao. Lần lượt 11, 12, 13 bệnh nhân đã không còn triệu chứng khi dùng các liều 180mg, 360mg và 540mg Fexofenadine tương ứng. Chúng tôi cũng đã có báo cáo về sự tăng liều của thuốc Levocetirizin để kiểm soát bệnh mề đay mạn tính ở Ấn Độ.  [4] Vấn đề an toàn của Fexofenadine đối với tim mạch cũng được điều tra kỹ lưỡng. Nghiên cứu này được thực hiện gần 6.000 bệnh nhân, đã chỉ ra rằng Fexofenadine không liên quan đến các triệu chứng về tim mạch; không ức chế kênh K+ của tim và không có ảnh hưởng rõ ràng đến nhịp tim hay khoảng QT. [5] Fexofenadine Hydroclorid ở liều duy nhất lên đến 800mg/ngày hoặc liều kết hợp lên đến 690mg/liều trong 28 ngày trên những tình nguyện viên khỏe mạnh đã cho thấy kết quả không làm gia tăng khoảng QT. Phạm vi liều khuyến cáo 120 – 180mg/ngày. [6] Trong nghiên cứu này, Fexofenadine (360mg) với Promethazine (30mg), Fexofenadine đã được cho rằng không có những tác động gây rối lên những khía cạnh của chức năng tâm thần và nhận thức. Việc xác định thuốc kháng Histamin Fexofenadine không có tác dụng trung tâm thậm chí trên lâm sàng giúp tạo sự khác biệt giữa nó và các loại thuốc kháng Histamin thế hệ 1 và thế hệ 2 hiện có, không có bằng chứng khách quan về các phản ứng phụ của hệ thần kinh trung ương đối với nhận thức và chức năng tâm thần.

Chúng tôi đã nhận thấy Fexofenadine ở liều cao có hiệu quả cao trong việc kiểm soát bệnh mề đay trong đa số bệnh nhân. Tác dụng phụ được ghi nhận là đau đầu và an thần mức độ nhẹ.

chỉ nha khoa

Bài nghiên cứu tham khảo

  1. Zuberbier T, Asero R, Bindslev-Jensen C, Walter Canonica G, Church MK, Gimιnez-Arnau AM, et al. EAACI/GA2LEN/EDF guideline: management of urticaria. Allergy. 2009;64:1427–43. [PubMed]
  2. Smith SM, Gums JG. Fexofenadine: biochemical, pharmacokinetic and pharmacodynamic properties and its unique role in allergic disorders. Expert Opin Drug Metab Toxicol. 2009;5:813–22. [PubMed]
  3. Zuberbier T, Asero R, Bindslev-Jensen C, Walter Canonica G, Church MK, Gimιnez-Arnau A, et al. EAACI/GA(2)LEN/EDF/WAO guideline: definition, classification and diagnosis of urticaria. Allergy. 2009;64:1417–26. [PubMed]
  4. Godse KV. Updosing of antihistamines to improve control of chronic urticaria. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2010;76:61–2. [PubMed]
  5. Pratt CM, Mason J, Russell T, Reynolds R, Ahlbrandt R. Cardiovascular safety of fexofenadine HCl. Am J Cardiol. 1999;83:1451–4. [PubMed]
  6. Pratt C, Brown AM, Rampe D, Mason J, Russell T, Reynolds R, et al. Cardiovascular safety of fexofenadine HCl. Clin Exp Allergy. 1999;29:212–6. [PubMed]
  7. Hindmarch I, Shamsi Z, Kimber S. An evaluation of the effects of high-dose fexofenadine on the central nervous system: a double-blind, placebo-controlled study in healthy volunteers. Clin Exp Allergy. 2002;32:133–9. [PubMed]

(Lược dịch từ nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3481404/)